HIỂU ĐÚNG VỀ CÀ GAI LEO, CHẾ BIẾN VÀ CÁCH DÙNG

Chia sẻ một số thông tin để bạn hiểu đúng về cà gai leo, vị thảo dược được ứng dụng rất nhiều trong thuốc điều trị các bệnh về gan.

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo hay có tên gọi khác là Cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, cà lù, gai cườm. Loài này phân bố ở các tỉnh có nhiều là Hòa Bình, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi,…. Loại thảo dược này từng biết đến là loại cây giải độc tốt nhất cho gan trong đông y.

Cây cà gai leo trưởng thành
Cây cà gai leo trưởng thành

Ngày xửa ngày xưa, khi y học còn chưa phát triển, thì ông cha ta đã có các bài thuốc dân gian về gan được biết đến phổ biến và đem lại hiệu quả cao.

Trong số đó cây dược liệu được chú ý nhất vẫn là cây cà gai leo.

Cà gai leo là Cây nhỏ, sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân cây cà gai leo hóa gỗ, nhẵn, phân nhiều cành.

Cành phủ lông hình sao và có rất nhiều gai màu vàng.

Lá cà gai leo mọc so le, hình bầu dục thuôn, xẻ thùy không đề, mặt trên lá có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá (gồm 2 – 5 – 7 – 9), hoa có màu tím nhạt.

Quả cà gai leo chín
Quả cà gai leo chín

Quả của cây cà gai leo hình cầu, mọng, khi chính thì màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.

Cà gai leo ra hoa tháng tư, tháng năm, còn quả thì chín vào khoảng tháng bảy đến tháng chín.

Ngày xưa ông cha ta hay sử dụng dễ cà gai leo phơi khô sắc nước uống để điều trị bệnh viêm gan do vi rút hoặc xơ gan.

Cà gai leo có độc không?

Cà gai leo được nghiên cứu và đưa vào sử dụng làm dược liệu phổ biến. Khoa học chứng minh cà gai leo có thể dùng được tất cả các bộ phận thân, lá, rễ.

Phần rễ cây có chứa chất tinh bột và nhiều chất hóa học khác như; ancaloit, glycoancaloit có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn, ức chế quá trình xơ gan.

Theo “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Cà gai leo không mang tác dụng phụ và được viện khoa học công nhận chứng minh lâm sàng.

> Xem ngay: Các công trình nghiên cứu cà gai leo tiêu biểu

Tác dụng của cà gai leo theo khoa học là gì?

Theo như các nghiên cứu của nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh được tác dụng bảo vệ gan ức chế viêm gan do virut của hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo.

Thử nghiệm trên 60 bệnh nhân viêm gan B cho thấy; kết quả dùng cà gai leo hoạt động tốt đến 66.7% đối với bệnh nhân viêm gan B mà không gây tác dụng ngoài ý muốn. Nghiên cứu hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng Cà gai leo được thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính, trong 2 tháng đã thấy được tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc ). Transaminase và bilirubin trở lại bình thường nhanh hơn so với ban đầu. Từ những kết quả chúng ta thấy được; cà gai leo có thể làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một sự đóng góp vô cùng quan trọng của loài cây này. Vì vậy, đến nay viêm gan B thể hoạt động vẫn là nỗi lo lắng của ngành Y tế nhiều nước. Không chỉ trị viêm gan, xơ gan cà gai leo còn là bà thuốc trị những bệnh khác.

 

  • Cảm cúm, các bệnh dị ứng liên quan tới gan.
  • Ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp.
  • Chữa ho do viêm họng, rắn cắn.
  • Đặc biệt, cà gai leo giải rượu rất tốt

Cà gai leo nên dùng, và chế biến như thế nào?

Đối với cà gai leo tự nhiên người ta thường đào rễ, rửa sạch, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu chỉ cần lấy 1 rễ nhỏ của cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu.

Ngoài ra phần rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu. Lá và cành cà gai leo sau khi được thu họach sẽ sấy khô sử dụng đun nước uống hằng ngày để phòng và chống các bệnh về gan hoặc được đem nấu cao, nghiền nát thành dạng trà.

Tuy nhiên, nhiều cách sử dụng truyền thống không còn phù hợp trong nhịp sống hiện đại, nhiều người bởi vì quá trình đun nấu, sắc cà gai leo tốn thời gian (không loại bỏ được hết tạp chất) nên không sử dụng được thường xuyên. Dẫn tới vị thảo dược quý nhưng không thực sự được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Nhưng, điều đó đang dần thay đổi…

Cà gai leo Yên Thủy

Cao cà gai leo Yên Thủy là sản phẩm được chế biến theo phương pháp chiết xuất toàn phần từ cây cà gai leo trên nông trại của HTX Nông – Lâm Nghiệp Bảo Hiệu.

> Xem ngay: Mình đã bén duyên với cà gai leo như thế nào?

Sản phẩm được chiết xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP đảm bảo các tạp chất, bụi bẩn được loại bỏ hoàn toàn sau công đoạn cuối cùng.

Với lợi thế nắm giữ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tự kiểm soát từ khâu trồng trọt, thu hoạch (theo tiêu chuẩn GACP – WHO), sản phẩm cao cà gai leo Yên Thủy tự hào là sản phẩm an toàn 3 không (Không chất bảo quản, Không chất phụ gia, Không sử dụng phân bón hóa học).

Sản phẩm cuối cùng là dạng cao sệt, khách hàng có thể sử dụng khuấy 1-2 gram với 300 – 400 ml nước nóng và sử dụng được ngay. Không mất thời gian như các sử dụng truyền thống.

Thậm chí còn có lợi hơn bởi vì nồng độ dược tính của cà gai leo trong cao toàn phần cao hơn nhiều lần so với dạng thô.

Ngoài ra, Cao cà gai leo Yên Thủy cũng đạt chứng nhận 3 SAO của chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm do nhà nước phát động)

Cao cà gai leo Yên Thủy đạt chứng nhận 3 sao OCOP và bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Cao cà gai leo Yên Thủy đạt chứng nhận 3 sao OCOP và bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nếu Anh / Chị muốn đặt mua sản phẩm. Vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

SĐT Đặt hàng: 0975.149.648 (Bùi Cẩm)

Hoặc nhắn tin ngay tới fanpage Cà gai leo Yên Thủy

Xin chân thành cảm ơn quý khách./.

#cagaileo #caocagaileo #yenthuy #giaidocgan